Lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất?

Trên thị trường, lãi suất huy động cao nhất đang được công bố là 8,4%/năm tại Eximbank với các khoản tiền gửi có giá trị trên 500 tỷ đồng kỳ hạn 13 tháng hoặc 24 tháng và 7,2% với kỳ hạn 12 tháng. Những khoản tiền gửi giá trị dưới 500 tỷ đồng sẽ có lãi suất chỉ 6,3%. SHB – sau nhiều tháng giữ “quán quân” thị trường về huy động lãi suất cao thì hiện tại mức cao nhất cho tiết kiệm bằng VND với khách hàng cá nhân theo công bố là 6,9%/năm. Với lãi suất tiết kiệm bằng VND cho tổ chức, ngân hàng này không niêm yết trên website mà yêu cầu liên hệ chi nhánh, phòng giao dịch gần nhất để biết chi tiết.

Sau Eximbank, LienVietPostBank có lãi suất cho khoản tiền gửi từ kỳ hạn 13 tháng với giá trị trên 300 tỷ đồng là 7,9%/năm. ACB cũng thông báo lãi suất với kỳ hạn 13 tháng cho khoản tiền gửi trên 30 tỷ đồng là 7,4%, trong khi dưới 30 tỷ là 6,6%/năm.

Tại Techcombank, các khoản tiền gửi trả lãi cuối kỳ trên 200 tỷ đồng, kỳ hạn 12 tháng được hưởng lãi suất 7,1%. Trong khi đó, MB công bố lãi suất 6,8%/năm với tiền gửi kỳ hạn 12 tháng và 6,9%/năm cho kỳ hạn 24 tháng với giá trị 200-300 tỷ đồng.

Lãi suất với điều kiện đặc biệt (yêu cầu giá trị tiền gửi, kỳ hạn 13 tháng) thường được các ngân hàng sử dụng là tham chiếu cho lãi suất cho vay. Con số này thường cao hơn 1-2,5% so với lãi suất cùng kỳ hạn với tiền gửi thông thường (thấp hơn mức yêu cầu đặc biệt của ngân hàng).

Các khoản tiền gửi thông thường không có điều kiện đặc biệt, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng phổ biến là 5,2-6,7%/năm, không nhiều biến động so với giữa tháng. Cá biệt tại Techcombank, lãi suất tiền gửi cuối kỳ cao nhất cho khách hàng ưu tiên chỉ còn 4,9%, thấp nhất trong số các ngân hàng tư nhân Việt Nam.

Lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất? - Ảnh 1.

Previous post FPT Retail (FRT): Quý 1/2021 thực hiện 1/3 kế hoạch lãi cả năm với 31 tỷ đồng, bắt đầu tham gia bán đồng hồ thương hiệu Garmin
Next post Từ 1/9, áp dụng nhiều điểm mới khi làm sổ đỏ nhà đất